Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Các sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2015

Năm 2015 đã kết thúc với nhiều sự kiện diễn ra trên thế giới.

Trong năm vừa qua, châu Âu đã trở thành tâm điểm toàn cầu: từ các vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Paris, đến cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp, cuộc khủng hoảng người nhập cư lớn nhất kể từ Thế chiến thứ II, đến vụ cơ phó hãng hàng không Germanwings cố tình đâm máy bay vào vách dãy núi Alps, và thỏa thuận lịch sử được ký kết bởi gần 200 quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh chống biến đổi khí hậu tại Paris.

Nhìn chung, năm 2015 là một năm mà nhân loại phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiên tai, nhân họa, đồng thời chứng kiến nhiều sự kiện nổi bật ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Sau đây là 10 sự kiện tin tức thế giới nổi bật nhất trong năm 2015 do Đại Kỷ Nguyên bình chọn.

1. Khủng hoảng tị nạn tại châu Âu

Ảnh minh họa. Người tị nạn Syria bị cảnh sát Hungary chặn lại tại biên giới. (Ảnh: Flickr)Ảnh minh họa. Người tị nạn Syria bị cảnh sát Hungary chặn lại tại biên giới. (Ảnh: Flickr)

Cuộc khủng hoảng tị nạn tại châu Âu bắt đầu từ năm 2015, những người tị nạn đến từ nhiều nơi, nhưng chủ yếu là từ Syria, Afghanistan và Iraq.

Theo thống kê của Tổ chức Di cư Quốc tế (International Organization for Migration (IOM), con số những người nhập cư và tị nạn vào châu Âu năm 2015 đã vượt quá mức 1 triệu người, gần gấp 5 lần so với tổng số người trong năm 2014 . Đại đa số những người đến châu Âu đều thông qua đường biển,trong đó số người chết hoặc mất tích trong hành trình đầy nguy hiểm này là gần 3,700 người.

Cuộc khủng hoảng người nhập cư cũng gây ra bất đồng sâu sắc trong nội bộ liên minh châu Âu, khi các nước Bắc Âu và Tây Âu mở cửa đón nhận người di cư, trong khi các nước Đông Âu và vùng Balkan thì ngược lại. Một trong những lý do khiến một số nước đóng cửa với người dân tị nạn là vì lo ngại các phần tử cực đoan và khủng bố sẽ trà trộn vào dòng người tị nạn, gây ra những hiểm họa an ninh khó lường.

Gánh nặng về tài chính và việc triển khai các chính sách để đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho người nhập cư hòa nhập nơi ở mới cũng là một vấn đề nổi cộm mà các nước châu Âu đang phải đối mặt.

2. Sự bành trướng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) & lo ngại toàn cầu về chủ nghĩa khủng bố

Các phần tử cực đoan IS diễu hành trên một con đường ở Raqqa, Syria, ngày 14/1/2014. (Ảnh: YouTube) Các phần tử cực đoan IS diễu hành trên một con đường ở Raqqa, Syria, ngày 14/1/2014. (Ảnh: YouTube)

Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) là một nhóm chiến binh thánh chiến, gồm các tay súng Hồi giáo cực đoan dòng Sunni, từ khi nổi lên đã khét tiếng về mức độ tàn bạo, giết người hàng loạt, bắt cóc, chặt đầu, khủng bố. Không chỉ kiểm soát nhiều vùng đất tại Iraq và Syria, mà IS còn kêu gọi người Hồi giáo cực đoan tiến hành các vụ tấn công tại nhiều nơi trên thế giới, bao gồm các nước phương Tây, Nga, Israel, v.v…

Theo ông Nicholas Rasmussen, Giám đốc Trung Tâm Chống Khủng bố Quốc gia của Mỹ , tính đến tháng 10/2015, IS đã thu hút được hơn 28.000 người nước ngoài tham gia chiến đấu, trong đó gồm ít nhất 5.000 người châu Âu và khoảng 250 người Mỹ.

Trước đó, hồi tháng 3/2015, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế của Hội Chữ Thập Đỏ cho biết ước tính có hơn 10 triệu người đang phải sống dưới sự kiểm soát của IS.

IS bị tình nghi thực hiện nhiều vụ tấn công khủng bố như đánh bom ở thị trấn Suruc và thủ đô Ankara ở Thổ Nhĩ Kỳ hồ tháng 7 và 10/2015 khiến ít nhất 135 người thiệt mạng; đánh bom máy bay Nga tại bán đảo Sinai (Ai Cập) hồi tháng 10 khiến 224 người thiệt mạng; …

Một báo cáo của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, công bố ngày 1/12, nói rằng IS đang có ý định mở rộng phạm vi kiểm soát sang Libya và các khu vực khác trên thế giới. Các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, và Philippines cũng đã được cảnh báo về sự xuất hiện của các phiến quân IS trên lãnh thổ của các quốc gia này.

Không chỉ IS mà các nhóm khủng bố khác như Boko Haram, al-Nusra Front, Houthi, al-Qaeda, … cũng góp phần vào mối đe dọa khủng bố toàn cầu.

3. Khủng bố tại Paris vào đầu năm và hôm 13/11

Cảnh sát phong tỏa toàn bộ hiện trường tại một trong những nơi xảy ra các vụ tấn công ở trung tâm thủ đô Paris, Pháp, vào tối hôm qua (13/11) khiến ít nhất 135 người thiệt mạng. (Ảnh: YouTube)Cảnh sát phong tỏa toàn bộ hiện trường tại một trong những nơi xảy ra các vụ tấn công ở trung tâm thủ đô Paris, Pháp, vào tối hôm qua (13/11) khiến ít nhất 135 người thiệt mạng. (Ảnh: YouTube)

Năm 2015, người dân nước Pháp phải đối mặt với 2 cuộc tấn công khủng bố đẫm máu khiến hơn 100 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Ngày 7-9/1/2015, thủ đô Paris đã trải qua 3 ngày tồi tệ liên tiếp với các vụ xả súng và tấn công khiến hai mươi người thiệt mạng, gồm vụ xả súng tại tòa soạn báo Charlie Hebdo và một vụ nổ và bắt cóc con tin khác tại siêu thị Kosher.

Kinh hoàng nhất là loạt tấn công xảy ra vào tối thứ Sáu ngày 13/11 làm rung chuyển Paris khiến 130 người thiệt mạng và 368 người bị thương. Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tuyên bố nhận trách nhiệm cho vụ tấn công này.

Vụ tấn công khủng bố hồi tháng 11 năm nay đã khiến cả thế giới, nhất là Mỹ và các đồng minh phương Tây, phải nhìn nhận lại cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cực đoan ở Trung Đông. Ngay sau đó, chính phủ Pháp đã tích cực thúc giục các quốc gia mạnh tay hơn trong các hoạt động tấn công IS.

Nhiều nơi trên thế giới đã dùng các hình thức khác nhau để tưởng niệm các nạn nhân, bày tỏ sự ủng hộ và an ủi đến người dân Paris. Trên các công trình kiến trúc biểu tượng của các quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, Canada, … đều được thắp sáng bởi màu cờ của nước Pháp. Nhiều cư dân mạng trên Facebook đã sử dụng chức năng đổi màu ảnh đại diện sang màu quốc kỳ Pháp để động viên người dân nước Pháp.

4. Nỗi lo sợ khủng bố từ các vụ xả súng và vấn đề quản lý vũ khí tại Mỹ

Hôm 2/12, vụ xả súng tại thành phố San Bernardino, bang California, Mỹ đã khiến người dân nước Mỹ bàng hoàng và làm dấy lên nỗi lo sợ bị khủng bố tấn công. Tờ The Washington Post dẫn nguồn tin từ trang Reddit cho biết, tính cả vụ việc này, nước Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 355 vụ thảm sát trong vòng 336 ngày của năm 2015.

Thống kê cho thấy Mỹ ghi nhận 355 vụ thảm sát trong 336 ngày của năm 2015. (Ảnh: Twitter)

Chú thích trên bảng thống kê cho biết một vụ nổ súng giết người hàng loạt là khi số nạn nhân thương vong từ 4 người trở lên, bao gồm cả tay súng.

Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho thấy có sự tăng nhẹ các vụ xả súng hàng loạt. Năm 2009-2013, trung bình mỗi năm xảy ra 22,4 vụ xả súng hàng loạt, tăng so với 20,2 vụ/năm trong khoảng thời gian 5 năm trước đó.

Vụ xả súng tại San Bernardino một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận về vấn đề sở hữu súng đạn tại Mỹ lên đỉnh điểm.

Trong bài phát biểu hôm 7/12, Tổng thống Barack Obama kêu gọi thắt chặt các quy định về sở hữu súng, yêu cầu Quốc hội Mỹ sớm thông qua dự luật cải cách cơ chế buôn bán và sở hữu súng đạn.

Tuy nhiên, không dễ dàng để giới lập pháp Mỹ tìm được tiếng nói chung trong vấn đề kiểm soát súng đạn do ảnh hưởng của các nhóm lợi ích trong ngành công nghiệp súng đạn ở nước này vẫn rất lớn. Với doanh thu kinh doanh vũ khí lên đến khoảng 3,5 tỷ USD/năm, là một trong những ngành thu được lợi nhuận khổng lồ, thì các nhóm này khó có thể ủng hộ cho dự luật kiểm soát súng đạn. Vì thế, đây là một trong những vấn đề then chốt mà ông Obama dự định sẽ tiếp tục theo đuổi trong năm 2016.

5. Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp

Người dânHy Lạp xếp hàng chờ đến lượt rút tiền tại một quầy rút tiền tự động. (Ảnh: YouTube)Người dânHy Lạp xếp hàng chờ đến lượt rút tiền tại một quầy rút tiền tự động. (Ảnh: YouTube)

Tháng 6, Hy Lạp đang đứng trước nguy cơ lần thứ hai trở thành trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi các cuộc đàm phán giữa Athens và bộ ba chủ nợ gồm Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Liên minh Châu Âu (EU) và Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) tiếp tục rơi vào bế tắc.

Cuộc khủng hoảng nợ đã khiến nước này trải qua những ngày khốn khó chưa từng có trong lịch sử với 2 tuần gần như “đóng băng” hệ thống ngân hàng vì không có tiền mặt cũng như phải tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định xem có nên “dứt áo ra đi” khỏi khối EU.

Sau khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý cho thấy người dân nước này vẫn mong ở lại EU, Hy Lạp đã có rất nhiều các cuộc đàm phán với các chủ nợ EU và tháng 7 vừa qua, các lãnh đạo Eurozone và Hy Lạp cuối cùng cũng đạt được đồng thuận về một gói giải cứu, trong đó các ngân hàng Hy Lạp sẽ được “bơm” khẩn cấp 25 tỷ EURO. Tháng 8, chính quyền Athens và các chủ nợ tiếp tục đạt được thỏa thuận về gói giải cứu cung cấp tới 86 tỷ EURO (94 tỷ USD).

seo

About seo

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :