Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Trung Quốc: Cuộc trốn chạy biệt xứ của 4 bà vợ các nhà hoạt động nhân quyền

Tim của cô Sở Linh dường như ngừng đập khi bà chủ nhà chạy đến cửa căn hộ của cô trên tầng 4 tại Thái Lan. “Linh, nhanh lên, hãy mang theo ít quần áo và chạy đi”, bà ấy nói nhỏ, “Chồng của cô đã bị bắt rồi”. Cô Sở chân đi đôi dép lào trốn ở hành lang, chờ đến khi cảnh sát rời đi, cô liền chạy trốn.

Chồng của Sở Linh là một nhà hoạt động nhân quyền người Trung Quốc tên là Khương Gia Phi, cùng đồng nghiệp của anh là Hứa Quảng Bình đã bị chính quyền Thái Lan bắt giữ vào ngày 28/10/2015. Được biết khoảng hai tuần sau đó trong lúc vẫn đang bị giam giữ tại Thái Lan, các quan chức Trung Quốc đã lừa hai người họ ký vào đơn yêu cầu trục xuất họ trở lại Trung Quốc.

Cô Sở Linh và nhà hoạt động nhân quyền Khương Gia Phi tại Thái Lan. (Nguồn: Sở Linh)Cô Sở Linh và nhà hoạt động nhân quyền Khương Gia Phi tại Thái Lan. (Nguồn: Sở Linh)

Cả hai người vợ của họ là Sở Linh (cùng con gái) và Cổ Thục Hoa đang sống cùng nhau và cố gắng thích nghi với cuộc sống mới ở vùng ngoại ô Toronto, trong lúc đó tìm cách giải cứu hoặc trước tiên phải tìm hiểu những gì đã xảy ra với chồng của họ.

“Sau khi cầm vé máy bay, tôi đã bị sốc.”

– Sở Linh, vợ của nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc Khương Gia Phi

Và họ không phải là những người vợ duy nhất phải sống lưu vong.

Một tháng trước, những người vợ của hai nhà hoạt động bất đồng quan điểm khác cũng đang sống ở bang California (Mỹ), sau khi chồng của họ cố gắng giải cứu con trai của một cặp vợ chồng nổi tiếng, vốn bị chính quyền Trung Quốc coi là kẻ thù của chế độ. Họ bị bắt khi đang cố gắng trợ giúp cậu bé ra khỏi Trung Quốc bằng con đường đi qua Myanmar.

Trong cả hai trường hợp này, những người phụ nữ ấy đã chọn cách thà chạy trốn còn hơn phải rơi vào tay các cơ quan an ninh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Giờ đây, dù cách xa hàng ngàn dặm, họ nhớ đến những người chồng bị mất tích và một tương lai bất định.

‘Mọi thứ đã qua, đã qua rồi’’

Tháng 10 và tháng 11 là những tháng bận rộn của các lực lượng an ninh ĐCSTQ.

Vào ngày 6/10, họ đã bắt cóc Bao Trác Hiên, con trai 16 tuổi của luật sư nhân quyền đang bị giam giữ Vương Vũ, cùng với 2 nhà hoạt động nhân quyền là Hạnh Thanh Hiền và Đường Chí Thuận, tại một khách sạn nhỏ ở thành phố Mãnh Lạp trong một khu tự trị của Myanmar, thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc và người đứng đầu khu tự trị được biết là thân với ĐCSTQ.

Nhà hoạt động nhân quyền Hạnh Thanh Hiền ở Trung Quốc. (Nguồn: cô Hà Quyên)Nhà hoạt động nhân quyền Hạnh Thanh Hiền ở Trung Quốc. (Nguồn: cô Hà Quyên) Nhà hoạt động nhân quyền Đường Chí Thuận ở Trung Quốc. (Nguồn: cô Cao Thịnh)Nhà hoạt động nhân quyền Đường Chí Thuận ở Trung Quốc. (Nguồn: cô Cao Thịnh)

Hai ông Đường và Hạnh là những người bạn của gia đình luật sư Vương Vũ; họ mong muốn có thể giúp Bao Trác Hiên thoát khỏi Trung Quốc để cậu có thể hoàn thành trung học và sau đó theo học đại học ở Hoa Kỳ. Bao Trác Hiên chỉ là một thiếu niên, nhưng đã trở thành mục tiêu bắt giữ vì các hoạt động nhân quyền của cha mẹ cậu: mẹ cậu là một luật sư nhân quyền nổi tiếng, người đã phơi bày các vấn đề chính trị nhạy cảm, và cha cậu cũng là một nhà hoạt động nổi bật.

Hiện giờ tất cả họ đều đang bị giam giữ ở Trung Quốc, nhưng không xác định được là ở đâu.

Việc trục xuất hai nhà hoạt động nhân quyền Khương Gia Phi và Đổng Quảng Bình ra khỏi Thái Lan lại xảy ra trong hoàn cảnh khác. Theo cô Sở Linh cho biết, hai người bất đồng quan điểm này đã phải sống ​​lưu vong trong một thời gian dài vì những hoạt động chính trị và các bài phát biểu của mình. Họ đã nhận vé máy bay đi Canada từ Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc vào ngày 15/11. Nhưng sau đó họ đã bị lừa ký vào biên bản đồng ý quay trở lại Trung Quốc do các đặc vụ Thái Lan và Trung Quốc giả danh là quan chức của Liên Hợp Quốc, nên thay vào đó họ lại bị triệu hồi trở về Trung Quốc, rất có thể phải bị ngồi tù hoặc tệ hơn nữa.

“Lúc đầu, tôi đã nghĩ rằng, chúng tôi đang ở Thái Lan, và đã thoát khỏi móng vuốt của ĐCSTQ”

– Cổ Thục Hoa, vợ của nhà hoạt động Đổng Quảng Bình

Cô Cổ Thục Hoa và con gái Đổng Tuyết Thụy đang cầm đơn kiện trước trụ sở Liên Hợp Quốc tại Thái Lan. (Nguồn: Cổ Thục Hoa)Cô Cổ Thục Hoa và con gái Đổng Tuyết Thụy đang cầm đơn kiện trước trụ sở Liên Hợp Quốc tại Thái Lan. (Nguồn: Cổ Thục Hoa)

Ba ngày sau khi chồng bị bắt giữ, những người vợ ấy đã rời khỏi Thái Lan, Cổ Thục Hoa và con gái của họ.

“Sau khi cầm vé máy bay, tôi đã rơi vào trạng thái sốc hoàn toàn, và chỉ kết thúc khi tôi đặt chân đến Canada”, cô Chu nói trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại gần đây tại một bữa tiệc tối với các nhà hoạt động dân chủ đồng hương tại Toronto. “Đã qua rồi, qua rồi, tôi nghĩ vậy và gần như bị sụp đổ hoàn toàn”.

“Tâm trí của tôi hoàn toàn trống rỗng”, cô Cổ Thục Hoa nói. “Tôi không thể chấp nhận được việc này”.

Hy sinh vì một Trung Quốc dân chủ

Cổ Thục Hoa, với chồng Đổng Quảng Bình, và cô con gái 15 tuổi đã chạy trốn sang Thái Lan vào đầu năm nay để thoát khỏi sự bức hại của chính quyền Trung Quốc. Anh Đổng, quê ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, đã bị bắt giữ từ tháng 5/2014 đến tháng 2/2015 khi anh tham gia một sự kiện tưởng nhớ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.

“Anh ấy thích nói về sự kiện mồng 4 tháng 6 ấy với bạn bè của mình, và thường sẽ tranh luận về sự kiện đó cho đến khi đỏ mặt tía tai”. Để tưởng nhớ cuộc đàn áp đẫm máu đối với phong trào dân chủ của sinh viên, anh Quảng Bình thường mặc quần áo màu đen, cắm một bông hoa trắng, và tuyệt thực vào mỗi dịp 4/6 hàng năm .

“Những người bạn của anh Đổng có thể sẽ nói anh bị điên, và khuyên anh không nên bận tâm tới vấn đề đó và hãy sống vô tư”, cô Cổ nói. “Anh ấy trả lời rằng anh không thể chỉ nghĩ về bản thân mình, bởi vì có con nên anh mong muốn con mình sẽ được sống trong một xã hội Trung Quốc dân chủ.”

“Lúc đầu, tôi đã nghĩ chúng tôi đang ở Thái Lan, và đã thoát khỏi móng vuốt của ĐCSTQ”, cô Cổ nói. “Nhưng tôi không bao giờ muốn rơi xuống vực thẳm ấy một lần nữa sau vụ bắt giữ này”.

Cô Cổ Thục Hoa ở Toronto vào ngày 3/12/2015. (Nguồn: Cổ Thư Hoa)Cô Cổ Thục Hoa ở Toronto vào ngày 3/12/2015. (Nguồn: Cổ Thư Hoa)

Trừng phạt tập thể

Cùng lúc đó, họ đều đang lo lắng cho sự an toàn của chồng mình.

“Tôi thực sự lo sợ rằng chồng tôi sẽ là một Trương Lưu Mao thứ hai”, cô Cổ cho biết. Ông Trương là một nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc, và đã chết một cách đáng ngờ tại một trại giam ở Quảng Đông, miền nam Trung Quốc vào ngày 4/11, hai tháng sau khi ông bị bỏ tù.

“ĐCSTQ không có gì là không thể làm đối với những người bất đồng quan điểm với họ, và chúng tôi rất, rất sợ hãi, và rất, rất lo lắng rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra”.

Những cai ngục của ĐCSTQ vốn dĩ nổi tiếng với việc tra tấn các tù nhân bằng những công cụ và cách thức tra tấn tàn bạo giống như thời trung cổ. Điều này đã được nhấn mạnh trong một báo cáo gần đây của Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Đang trong kỳ nghỉ thì người chồng bị bắt giữ

Hai người vợ thậm chí còn không biết chồng họ đã làm gì để mạo hiểm tìm cách giúp Bao Trác Hiên rời khỏi Trung Quốc.

Cao Thịnh, vợ của Đường Chí Thuận, và cô con gái 8 tuổi đang trong kỳ nghỉ ở California vào đầu tháng 11 thì họ biết được qua kênh truyền thông của chính quyền Trung Quốc rằng ông Đường đã bị các quan chức Trung Quốc bắt giữ trên một “chuyến bay bất hợp pháp” đến Myanmar.

Vào khoảng thời gian đó, cô Hà Quyên cũng đang có kỳ nghỉ ở thành phố Thành Đô, Trung Quốc thì cô phát hiện chồng cô là Hạnh Thanh Hiền đã bị các quan chức Trung Quốc bắt cóc ở Myanmar.

Theo lời khuyên của một người bạn, cô đã trốn khỏi Trung Quốc và đến Thái Lan vào ngày 9/10 sau khi người thân báo cho cô biết ngày hôm trước rằng cảnh sát đã lục soát nhà cô. Cô đã phải ở lại sân bay trong một ngày, rồi sau đó bay đến California vào ngày 11/10.

Bắt đầu cuộc sống mới

Kể từ khi ĐCSTQ thường xuyên nhắm vào các thành viên gia đình của người bị bắt giữ để trừng phạt, thì các thành viên gia đình đã tìm cách chạy trốn khỏi Trung Quốc để tránh bị bức hại hoặc bị sử dụng làm công cụ chống lại những người đang bị bắt giữ.

Hà Quyên tin rằng chồng mình đang bị giam tại một trai giam giữ ở Thiên Tân, một thành phố cảng gần Bắc Kinh, thuộc miền bắc Trung Quốc.

Trái lại, Cao Thịnh không có tin tức gì về nơi ở của chồng cô – Đường Chí Thuận. “Con gái tôi và tôi chỉ có thể chờ đợi trong lo lắng”, cô nói.

Giống như những người vợ đang sống lưu vong ở Canada, hai người vợ ở California này đang làm tất cả những gì có thể để chồng mình được giải thoát.

(Từ trái sang phải): Cô Cao Thịnh và Hà Quyên tham dự một sự kiện nhân quyền tại San Francisco, bang California (Mỹ), vào ngày 14/12/2015. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)(Từ trái sang phải): Cô Cao Thịnh và Hà Quyên tham dự một sự kiện nhân quyền tại San Francisco, bang California (Mỹ), vào ngày 14/12/2015. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

Tất cả bốn người vợ đều đang áp dụng các cách khác nhau để hòa nhập vào nơi ở mới như dựa vào bạn bè trong cộng đồng bất đồng quan điểm ​​ở hải ngoại, thích nghi với cuộc sống mới, đàm phán thủ tục xin tị nạn, và cũng đang cố gắng tìm hiểu xem ĐCSTQ sẽ làm gì với chồng họ.

Cao Thịnh thì ở trong một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vì Đường Chí Thuận là người đứng tên thẻ tín dụng; cô đã phải vay tiền của bạn bè để sống. Cô cũng không cách nào xoa dịu được cô con gái 8 tuổi khi bé liên tục hỏi: “Mẹ ơi, khi nào cha về tham gia kỳ nghỉ này với mẹ và con?”

“Con bé thường mơ đến cha và kể cho tôi nghe”, cô Cao chia sẻ. Một trong những giấc mơ là có liên quan đến sự mất tích của cha con bé. “Cha sẽ trở về, đưa con đi nghỉ, và con sẽ vui sướng lắm”, cô Cao nhớ lại những gì con gái nói, trước khi bật khóc và nói thêm: “Nhưng mà mẹ ơi, thực sự cha sẽ không bao giờ quay về”.

Juliet Song và Larry Ong, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Ánh Sao biên dịch

Xem thêm:

seo

About seo

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :