Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

“Họ có súng nhưng chúng ta có hoa”: Tình thương và từ bi mãi là điều quý giá nhất của loài người chúng ta!

Sau cuộc khủng bố Paris nhắm vào những người dân thường của IS tháng 11 vừa qua, một người cha đã trả lời con trai bé nhỏ của anh rằng : “Họ có súng, nhưng chúng ta có hoa.” Anh đã nói lên một sự thật, rằng tình thương và từ bi mãi mãi là điều quý giá nhất của loài người chúng ta.

Cuộc phỏng vấn 2 cha con người Pháp gốc Việt Angel và Brandon Le của tờ Le Petit Journal. Cuộc phỏng vấn 2 cha con người Pháp gốc Việt Angel và Brandon Le của tờ Le Petit Journal.

Họ có súng nhưng chúng ta có hoa..

Vụ tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris ngày 13-11-2015 khiến 129 người thiệt mạng và cả thế giới bàng hoàng, tại buổi tưởng niệm các nạn nhân, một video của hãng truyền thông Le Petit Journal đã ghi lại cuộc đối thoại xúc động giữa một ông bố người Pháp gốc Việt và cậu con trai nhỏ về những kẻ khủng bố và thảm kịch vừa xảy ra. Chỉ sau thời gian ngắn, video này đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội và ngay lập tức nhận được hơn 11 triệu lượt chia sẻ trên Facebook.

Khi được hỏi về chuyện xảy ra ở Paris, cậu bé hồn nhiên cho biết, đó là do những người độc ác gây ra. Cậu bé còn nói cần phải chuyển nhà vì người độc ác có súng, có thể bắn chết người. Người bố ở bên cạnh dịu dàng trấn an con trai đừng nên lo lắng, sau đó còn dạy cậu bé: “Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng.

Câu nói tuy ngắn nhưng đầy xúc động của người đàn ông yêu hòa bình này chắc hẳn sẽ khiến cho người dân ở khắp nơi trên thế giới phải rơi nước mắt và suy ngẫm. Câu nói tuy ngắn nhưng đầy xúc động của người đàn ông yêu hòa bình này chắc hẳn sẽ khiến cho người dân ở khắp nơi trên thế giới phải rơi nước mắt và suy ngẫm.

Cậu bé sau đó đã kết luận với tất cả sự hồn nhiên trong sáng của trẻ thơ: Nến và hoa ở đây là để bảo vệ chúng ta.

Nến và hoa ở đây là để bảo vệ chúng ta… Nến và hoa ở đây là để bảo vệ chúng ta…

Câu nói của người cha với cậu con trai nhỏ cũng là một phép ẩn dụ để nói rằng lòng tốt, tình yêu và sự đồng lòng cần được khuyến khích trong mỗi cuộc đời của chúng ta.

Tinh thần bất bạo động trong lịch sử…

Trong lịch sử, Sử ký Tư Mã Thiên chép rằng :

Bá Di, Thúc Tề nghe nói Tây Bá Xương (Chu Văn Vương) là bậc trượng nghĩa, muốn tới quy phục. Tới nơi thì Tây Bá đã mất, con trai ông là Chu Vũ Vương chở bài vị của cha, truy hiệu Tây Bá là Văn Vương rồi qua phía Đông chinh phạt vua Trụ. Bá Di, Thúc Tề dập đầu trước ngựa, can rằng :

Cha mất mà không chôn mà gây việc can qua, có đáng gọi là hiếu không? Làm tôi mà giết vua có đáng nhân không?

Thuộc hạ của Vũ Vương muốn giết hai người, nhưng ông Thái Công nói: “Hai người đó là nghĩa sĩ,” đỡ dậy rồi thả đi.

Khi Vũ Vương diệt được vua Trụ, thiên hạ đều tôn nhà Chu, duy chỉ có Bá Di, Thúc Tề là cho rằng hành vi của Vũ Vương là đáng xấu hổ, nên hai ông không chịu ăn lúa nhà Chu mà lui về ở ẩn ở núi Thú Dương, hái rau vi mà ăn. Họ làm bài thơ rằng:

Lên núi Tây kia chừ, rau vi ta hái.
Bạo ngược thay bạo ngược chừ, chẳng biết là trái.
Thần Nông, Ngu, Hạ chừ, qua mau làm sao!
Ta biết về nơi nao?
Than ôi, chết thôi, vận mệnh chừ suy rồi!

Rồi chết ở núi Thú Dương.

Trong con mắt của người hiện đại, Bá Di, Thúc Tề tuy là bậc đại nhân đại nghĩa, nhưng dễ bị coi là cực đoan, gàn dở. Vua cũ hủ bại thì khởi binh chinh phạt, âu cũng hợp với lý của người đời. Mỗi lần dấy động can qua, nhân dân lại điêu linh thống khổ.

Tuy nhiên, dưới một góc độ khác, Bá Di và Thúc Tề đã dùng cả sinh mạng để bảo vệ tinh thần bất bạo động của thánh nhân. Khổng Phu Tử cũng không ưa dùng võ lực, từng tỏ ý ngợi khen vua Thuấn vì được Nghiêu truyền ngôi, còn Võ Vương nhà Chu tuy diệt Trụ cứu dân nhưng phải động binh đánh dẹp (Luận Ngữ: Khổng tử khen nhạc Thiều: “Cực hay lại cực tốt lành,” khen nhạc Võ: “Cực hay, nhưng chưa cực tốt lành”).

Tinh thần bất bạo động trong thời đương đại…

Lịch sử nhân loại hiện đại cũng ghi nhận tinh thần bất bạo động cao cả của những nhà cách mạng như Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Jr. Thánh Gandhi … Trong suốt cuộc đời, Gandhi phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao.

Tagore nhận xét về ông như sau:

Ông ngừng lại ở ngưỡng cửa các căn nhà tồi tàn của hằng ngàn người cùng khốn, y phục của ông y hệt y phục của họ. Ông nói với họ bằng ngôn ngữ của họ. […] Khi tình thương tới gõ cửa Ấn Độ thì cửa đã mở toang chờ sẵn rồi … Nghe tiếng gọi của Gandhi, Ấn Độ xông ngay tới một cảnh vinh quang cao quý mới, như hồi xưa, rất xa xăm, khi Phật Tổ tuyên bố đạo từ bi, thương yêu cả mọi sinh vật.

Nếu như Trung Hoa cổ đại có Bá Di Thúc Tề quả cảm nhân nghĩa, thì Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thời hiện đại lại cổ vũ học thuyết đấu tranh, cho rằng đấu tranh là động lực của sự phát triển. Mao Trạch Đông nói : Quyền lực chính trị đến từ nòng súng. Vì thế trong thế kỷ 20, ĐCSTQ đã lần lượt nã súng vào các kẻ thù mà nó tạo ra để củng cố quyền lực: tư sản, trí thức, những người bất đồng chính kiến, học sinh, sinh viên v.v…

Tuy nhiên, cũng chính ở Trung Quốc ngày nay lại xuất hiện một phong trào phản kháng bất bạo động vĩ đại chưa từng có trong lịch sử. Khi cựu Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân cho rằng Chân-Thiện-Nhẫn là mối đe dọa với quyền lực của ông và sự thống trị của ĐCSTQ, ông ta đã phát động cuộc bức hại đẫm máu nhất trong lịch sử loài người: Cuộc bức hại Pháp Luân Công – cuộc bức hại những con người tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn.

Đáp lại sự phỉ báng, tra tấn, thậm chí là tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ, hơn một trăm triệu học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới vẫn kiên nhẫn nói rõ sự thật cho cảnh sát, các quan chức chính quyền và người dân Trung Quốc và thế giới. Họ ngồi thiền, thắp nến tưởng niệm, hát những bài hát tràn đầy từ bi. Họ đã phản kháng với tâm đại Thiện, đại Nhẫn trong suốt 17 năm qua.

Cuộc phản kháng bất bạo động với tâm đại Thiện- đại Nhẫn kéo dài suốt 17 năm qua chống lại cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ tại Trung Quốc Đại Lục…Cuộc phản kháng bất bạo động với tâm đại Thiện- đại Nhẫn kéo dài suốt 17 năm qua chống lại cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ tại Trung Quốc Đại Lục… Một người cha ôm cô con gái nhỏ vào lòng trong 1 buổi thắp nến tưởng niệm các học viên Pháp Luân Công bị đàn áp. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)Một người cha ôm cô con gái nhỏ vào lòng trong 1 buổi thắp nến tưởng niệm các học viên Pháp Luân Công bị đàn áp. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên) Những giọt nước mắt cho thân nhân… (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)Những giọt nước mắt cho thân nhân… (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Bài hát Dũng khí niềm tin được ca sĩ nổi tiếng Q’orianka Kilcher trình bày đã làm rung động trái tim của hàng triệu khán giả, như một minh chứng rằng tình thương và từ bi mãi là điều quý giá nhất của loài người chúng ta, có sức mạnh xóa tan mây mù u tối, hướng đến tương lai tốt đẹp:

Xem thêm:

seo

About seo

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :