Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Cộng đồng mạng xôn xao trước tin “đỉnh Fansipan bị phá để xây chùa”

Mới đây, cộng đồng mạng đang xôn xao trước hình ảnh đỉnh Fansipan – Nóc nhà Đông Dương đang bị “phá nát” để xây chùa.

Facebooker Nguyễn Hạnh Hà My đã chia sẻ hình ảnh và dòng cảm xúc trên trang cá nhân:

Mình đã bật khóc khi nhìn thấy tấm ảnh này. Lúc đầu nhìn qua tưởng cảnh 1 cái chùa nào của Trung Quốc. Làm sao tin nổi đây lại là cảnh ở đỉnh FANSIPAN. Nghĩ trong đầu: Không thể! Không phải đâu!

Nhưng mình phải tin, vì nó đã quá rõ ràng rồi. Họ nổ mìn vài đoạn núi. Họ phá tan phá nát vài đoạn dốc gần đỉnh. Họ trưng cái bảng sắt thông báo: “Nguy hiểm, có vật rơi trên đầu!” Rồi họ mang vật liệu lên đây, bằng đôi vai của những anh tộc hoặc những cái cáp chở đồ đã từng lấy đi vài mạng người. Rồi họ dựng lên một cái chùa, sẽ đặt vài cái hòm công đức. Họ sẽ lại bê đâu vài cái tượng phật to đùng lên đặt ở đó. Họ sẽ rỉ tai nhau rằng ngôi chùa trên đỉnh Fanxipan thiêng lắm. Lên trển cầu tài cầu lộc cầu tiền ắt thành thật. Rồi đó, cứ để xem, hương khói nghi ngút, tiền lẻ xẻ đàn, người người nhộn nhịp. Các bà các mẹ các ông kinh doanh tha hồ “leo núi” để cầu tài lộc.

Mình bất ngờ quá khi nhìn vào tấm ảnh này. Chỉ mới cách đây 2 tháng thôi, ở những bước chân cuối cùng leo lên đỉnh. Khi trời còn chập choạng tối. Đi đến đoạn này, mình đã xúc động khi quay lưng lại và thấy mặt trời đang hửng cam phía sau, giữa những tầng mây bồng bềnh cuộn sóng. Mình bật khóc. Vì giây phút đc ngắm nhìn núi non và mây trời. Còn bây giờ, cũng chính khung cảnh này, mình lại phải bật khóc vì xót xa cho ngọn núi kiêu hãnh ấy. Fanxipan, từng là niềm tin, niềm mơ ước suốt một thời tuổi thơ của mình. Giờ, sao cảm giác như nó đã gục ngã trước những cỗ máy, máy cẩu, máy xẻ đá, mìn nổ, và chính bàn tay con người?

Fanxipan, gục ngã và bất lực. Nằm lặng lẽ với những vết thương sẽ chẳng thể lành lại.

Mình nhỏ bé quá. Mình không làm gì được. Mình cũng biết đau cho những điều mình trân quý đang thật sự bị tàn phá.

Hương khói làm tan mây trời. Người người chen nhau làm đau lòng núi.
Fanxipan, rồi vài tháng nữa, khi cáp treo đi vào hoạt động, sẽ ra sao?”

Bạn Bạn Nguyễn Hạnh Hà My bày tỏ cảm xúc khi đỉnh Fansipan đang bị con người “tàn phá”.

Sau khi bạn Hà My đăng tải thông tin, đã nhận được hàng trăm lượt chia sẻ và bình luận của cư dân mạng. Hầu hết mọi người đều “bàng hoàng” khi thấy cảnh tượng đỉnh Fansipan huyền thoại đang bị “xẻ thịt” để xây dựng các công trình nhân tạo.

Rất nhiều người tỏ ra xót xa, tiếc nuối khi nhìn ngọn núi cao nhất Việt Nam đang bị tàn phá mỗi ngày, mất đi vẻ đẹp vốn có của tạo hóa ban tặng.

Một cư dân mạng bày tỏ cảm nghĩ: “Lòng trùng xuống khi thấy những hình ảnh này. Những tuổi trẻ đã từng vượt rừng, vượt núi sẽ hiểu và trân trọng nhường nào vẻ đẹp ấy của đất nước, nơi đỉnh Fansipan hùng vĩ, sừng sững giữa biển mây đẹp đến nao lòng. Chỉ một thời gian nữa thôi nó sẽ bị dòng người lũ lượt kéo lên đây… Buồn, một nỗi buồn không gọi thành tên”.

Bạn An Yên: Em sống ở Sapa chưa có được lâu. Mới chỉ gần 3 năm thôi. Thấy Sapa thay đổi nhiều quá, cá nhân em ko thích sự thay đổi này… Từ cửa sổ nhà em nhìn thẳng lên đỉnh Fansipan, thấy trên đó chả biết người ta đang xây cái gì, chỉ thấy lù lù nhô ra 1 đống giữa đại ngàn Hoàng Liên… Em cũng ước đc bằng đôi chân của mình leo lên đỉnh Fan, nhưng em bị tai nạn đầu gối bị chấn thương ko thể leo núi đc… Lúc đầu e cũng nghĩ có cáp treo thật là thích vì sẽ có ngày em lên đc tới đỉnh Fan. Nhưng giờ em ko thích nữa bởi vì Fansipan ko còn đc như trước nữa. Bạn en hồi mấy tháng trước leo Fan 1 lần cuối cùng nó bảo là muốn lưu giữ lại hình ảnh của Fan trước khi bị tàn phá…. Cái gì cũng có giá của nó. Nhưng Fansipan của mình phải trả cái giá thế này thì em thấy hơi xót….”

Bạn Nguyễn Kim Hoàng: “Cảnh thiên nhiên trên đỉnh Fanxipan, đích đến của người leo núi, thích thám hiểm, nay không còn nữa. Tiếc thay cho kiến thức! Chùa nầy xây xong, rồi cũng sẽ bị bỏ hoang, như chùa ngoài Trường Sa và Côn Đảo, không thầy nào dám đến. Dân lác đác mấy người…”

Bạn Luan PhuotThu: Nhiều người chỉ thấy cái lợi trước mắt, dân số Nepal >80% là phật giáo nhưng họ có xây cái chùa nào trên dãy Himalaya không, chứ đừng nói là Everest, họ hoàn toàn đủ khả năng để làm điều đó!”

Bạn Đức Quang Lương: “Em mới leo Fan tháng 11. Ngoài cái cảm giác chiến thắng leo đến đỉnh ra thì là cả một sự thất vọng tràn trề khi phải trèo qua những bức tường bê tông và gạch đá, giàn giáo, vôi vữa…”.

Bạn Lê Thị Bằng Giang: “Đọc xong hai bài bạn Nguyễn Hạnh Hà My và Người Sài Gòn dẫn nguồn thì tôi chỉ còn biết khóc ròng. Mặc dù có thể ko đủ sức leo Phan, nhưng tôi ko muốn đi cáp treo lên Phan, tôi ko muốn những gì đẹp đẽ thiêng liêng của thiên nhiên bị phá hỏng bởi sự can thiệp thô bạo, thực dụng của con người…”.

…. Cùng hàng trăm bình luận khác của cộng đồng mạng tỏ ra tiếc thương cho 1 Fansipan hùng vĩ giữa thiên nhiên đang ngày càng “được hiện đại hóa”.

Cũng có bạn nói rằng đây chỉ là nhà ga của cáp treo đang được xây trên đỉnh Fanxipan. Bạn Trần Khánh Hưng nói: Đây không phải là chùa, đây chắc chỉ là nhà ga của cáp treo thôi. Mình vừa gọi điện cho anh Nguyễn Đình Dũng Phó Giám đốc sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Lào Cai cùng chị Hoàng Thị Vượng, Trưởng phòng Quy hoạch & Phát triển Tài nguyên Du lịch Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lào Cai, cả hai người đều xác nhận là việc xây chùa là giai đoạn 2 mới làm, phải 2 – 3 năm nữa mới xây cơ. Còn bây giờ thì nhà ga cáp treo vẫn còn chưa xây xong….”

Tuy nhiên, sự thực như thế nào, mọi người đều đang mong đợi một câu trả lời thỏa đáng từ phía cơ quan chức năng.

Fansipan, hay Phan Si Phăng, Phan Xi Păng, cao 3.143m, là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9km về phía Tây Nam, nằm giáp 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là “Hủa Xi Pan”, có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh, theo Wikipedia.

đỉnh Fansipan bị phá để xây chùaĐỉnh Fansipan hùng vĩ – Nóc nhà Đông Dương nằm ở độ cao 3.143m. (Ảnh: uonggiatravel.com0

Bạch Liên tổng hợp

Xem thêm:

seo

About seo

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :