Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

7 công trình nhân tạo kỳ vĩ xây dựng ngay trong lòng thiên nhiên

Trải qua nhiều thế kỷ, con người đã để lại nhiều công trình ấn tượng và hòa hợp với thiên nhiên một cách đáng kinh ngạc.

Dưới đây là bộ sưu tập hình ảnh 7 công trình nhân tạo nổi tiếng đã hòa nhập một cách hết sức tự nhiên với phong cảnh xung quanh.

7. Giếng bậc thang Chand Baori, Ấn Độ

7 cong trinh kien truc nhan tao(Ảnh: Doron)

Đây là một trong những công trình nổi tiếng lâu đời và tuyệt vời nhất ở Rajasthan. Giếng nước có 3.500 bậc thang, 13 tầng và sâu 30 mét dưới mặt đất. Chand Baori được coi là một trong những giếng bậc thang sâu và lớn nhất ở Ấn Độ.

Giếng bậc thang là gì? Đó là một cái giếng lớn, nơi mọi người có thể leo lên, leo xuống qua các bậc thang để lấy nước một cách dễ dàng.

Giếng bậc thang Chand Baori nằm đối diện với đền thờ nữ thần Harshat Mata, một ngôi đền rất nổi tiếng với kiến trúc điêu khắc cổ đại Ấn Độ. Chand Baori  không chỉ là một giếng nước đơn thuần mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh.

6. Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ

7 cong trinh kien truc nhan tao(Ảnh: Toyca Tour)

Khu vực cổ xưa Cappadocia được UNESCO công nhận là một di sản thế giới. Khu phức hợp này bao gồm các ngôi nhà, đền thờ và tu viện với cửa ra vào, cửa sổ và ống khói như miêu tả trong truyện cổ tích đã được khắc trực tiếp vào đá. Một số là bức bích họa tuyệt vời được khắc ở phía trong, có niên đại từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 11. Cappadocia có một lịch sử xa xưa kéo dài đến hàng ngàn năm. Ngày nay, Cappadocia trở thành một điểm đến du lịch và là một bảo tàng ngoài trời nổi tiếng.

Xem thêm: Du ngoạn khinh khí cầu qua các ống khói cổ tích ở Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ

5. Tu viện trong đá Vardzia, Georgia

7 cong trinh kien truc nhan tao(Ảnh: Wikimedia)

Một tu viện được xây dựng vào thế kỷ 12 trong một loạt các hang động kéo dài 500 m. Khu vực này có 19 dãy và ngày nay, vẫn còn có một số tu sĩ sống trong khu vực này.

4. Chùa Huyền Không, Trung Quốc

7 cong trinh kien truc nhan tao(Ảnh: Zhangzugang)

Công trình kì vĩ này đã được xây dựng cách đây hơn 1.400 năm. Chùa Huyền Không nằm cheo leo trên vách đá ở độ cao cách mặt đất khoảng 50 mét. Ngôi chùa không được xây dựng vững chãi, chỉ được chèo chống bằng các cột trụ. Nhìn ngôi chùa được treo trên vách đá, không có gì ngạc nhiên khi chùa Huyền Không được tạp chí Time bình chọn là một trong mười tòa nhà nguy hiểm kỳ lạ nhất thế giới vào năm 2010.

Xem thêm: Huyền Không: Ngôi chùa sừng sững trên vách đá hơn 1400 năm

3. Cliff Palace (Cung điện đá), bang Colorado, Hoa Kỳ

7 cong trinh kien truc nhan tao(Ảnh: Andreas F. Borchert)

Cliff Palace là viên ngọc quý của Công viên quốc gia Mesa Verde. Trong công viên có cung điện kỳ lạ trên vách núi. Khu nhà ở nằm không sâu lắm trong các hang động và bên dưới các gờ đá nhô ra dọc theo những bức tường của hẻm núi. Trong đó Cliff Palace nổi tiếng là vách đá lớn nhất tại Hoa Kỳ.

Hãy ghé qua nơi này một lần nếu bạn có dịp đi du lịch tới Colorado.

2. Nhà thờ tạc đá Lalibela, Ethiopia

7 cong trinh kien truc nhan tao(Ảnh: Bernard Gagnan)

Đây là mẫu điển hình của các nhà thờ tạc đá nguyên khối nổi tiếng ở Ethiopia, là một trong những di chỉ linh thiêng nhất ở một quốc gia có dân cư chủ yếu theo Kitô giáo Đông phương.

Nhà thờ tạc đá này được xây dựng vào thời kỳ trị vì của Lalibela vào thế kỷ 12 và 13. Nhà thờ này bao gồm 12 giáo đường, chia thành 4 nhóm được tạc trong đá.

1. Lạc Sơn Đại Phật, Trung Quốc

7 cong trinh kien truc nhan tao(Ảnh:Ariel Steiner)

Để biết được bức tượng Phật khổng lồ như thế nào, hãy nhìn những người bé nhỏ ở dưới chân tượng Phật trong bức ảnh.

Đây là bức tượng cổ đại lớn nhất thế giới, mô tả Phật Di Lặc đang ngồi với hai tay đặt trên đầu gối.

Bức tượng này cao 71 mét, được khắc trực tiếp vào vách đá. Bức tượng Phật đối diện với núi Nga Mi và có dòng sông chảy dưới chân của Phật. Dãy núi trong đó có Lạc Sơn Đại Phật được cho là có hình dáng “Phật ngủ”, khi nhìn từ phía sông, với Đại Phật nằm ở vị trí tim, ngụ ý “tâm trung hữu Phật” (Phật ở trong tim).

Theo Earthables

Thanh Hoa biên dịch

Xem thêm:

seo

About seo

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :