Mới đây, luật sư Võ An Đôn đã nhận được giấy mời lên làm việc từ cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên để làm rõ việc “truyền tải đưa thông tin lên mạng xã hội Facebook”.
Vào ngày 3/3, trên trang cá nhân, luật sư Võ An Đôn cho biết vừa nhận được giấy mời lên làm việc từ Phòng An ninh chính trị nội bộ công an tỉnh Phú Yên.
Giấy mời do ông Võ Ngọc Tân – Trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ tỉnh Phú Yên ký ngày 2/3. Lý do mời được ghi: Làm rõ việc truyền đưa thông tin lên mạng xã hội Facebook.
Giấy mời làm việc được đăng tải lên Facebook cá nhân của luật sư Võ An Đôn.Đăng tải cùng với giấy mời, luật sư Võ An Đôn chia sẻ trên trang cá nhân: “Mạng xã hội Facebook là trang cá nhân, đăng những hình ảnh, bài viết liên quan đến cá nhân của tôi, không xúc phạm đến cá nhân hoặc đụng chạm đến chính trị, tại sao Phòng an ninh Chính trị nội bộ lại mời tôi làm việc?”
Và luật sư Đôn cho rằng có thể lý do mình bị mời lên làm việc là liên quan tới việc luật sư đã nộp đơn ứng cử Đại biểu Quốc hội và có bài viết nói lên tâm tư của luật sư về việc ứng cử Quốc hội.
Được biết, Luật sư Võ An Đôn trong thời gian qua đã có nhiều lần tham gia bào chữa miễn phí cho người nghèo, tích cực trong việc đưa những vụ án oan sai ra ánh sáng; trong đó nổi bật là vụ đưa ra tòa xét xử 5 cựu công an dùng nhục hình làm anh Ngô Thanh Kiều (SN 1982, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) tử vong vào năm 2012.
Xem bài: Vụ 5 công an đánh chết người: Nguyên phó công an TP Tuy Hòa ra hầu tòa
Trước đó, luật sư Võ An Đôn đã từng nộp đơn xin ứng cử vào Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên vào năm 2011 và nhận được 100% tín nhiệm tại nơi cư trú và nơi làm việc, tuy nhiên sau đó luật sư đã bị loại.
Trong lần bầu cử năm 2016 này, luật sư Đôn tiếp tục nộp đơn xin ứng cử vào Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên.
Luật sư Võ An Đôn có một văn phòng luật sư và cũng là ngôi nhà nhỏ bé nằm ở vùng quê hẻo lánh xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. (Ảnh: Facebook)
Quyền tiếp cận thông tin và tự do ngôn luận ở Việt Nam:Vào ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị. Theo điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 khẳng định quyền tiếp cận thông tin của cá nhân: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ”. Để giám sát việc thực thi các quyền dân sự và chính trị trên, Công ước quốc tế thành lập Ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee – HRC). Ủy ban này giám sát việc thực thi nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền bởi các quốc gia. Điều 69 Hiến pháp năm 1992 của Nhà nước Việt Nam đã khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp…” Ngoài Hiến pháp là đạo luật gốc, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nhiều văn bản luật đã cụ thể hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân như Luật Khiếu nại tố cáo), Luật Đất đai Luật Phòng, chống tham nhũng… |
Từ Ân tổng hợp
Xem thêm: