Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Người dân Sầm Sơn tập trung trước UBND tỉnh phản đối giao đất cho Tập đoàn FLC

Hàng trăm người dân xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã kéo tới trước cổng UBND tỉnh để phản đối giao đất cho Tập đoàn FLC xây dựng lại bờ biển.

Báo Người Lao Động đưa tin, trong 2 ngày 29/2 và 1/3, người dân xã Quảng Cư tập trung đông tại cổng UBND tỉnh để phản đối việc thu hồi đất khu vực neo đậu bến thuyền phía Đông đường Hồ Xuân Hương (thuộc xã Quảng Cư) để giao đất cho Tập đoàn FLC, khiến người dân không còn kế sinh nhai. Khu vực này giáp khu nghỉ dưỡng của tập đoàn.

Theo người dân, nghề chài lưới đã gắn với người dân Sầm Sơn bao đời nay, tuy nhiên, từ khi Tập đoàn FLC về đây đầu tư xây dựng, cuộc sống của người dân đã bị đảo lộn.

Những việc làm của Tập đoàn FLC như ngăn đường ra biển, không cho người dân khai thác thủy sản gần bờ trước mặt của khu nghỉ dưỡng đã được người dân phản ánh nhiều lần lên chính quyền xã Quảng Cư và thị xã Sầm Sơn nhưng vẫn không được giải quyết.

Đến nay, tỉnh lại tiếp tục thu hồi đất khu vực neo đậu tàu thuyền nên người dân kéo lên UBND tỉnh để phản đối.

phan doi giao dat cho tap doan flcRất nhiều người dân tập trung trước cổng UBND tỉnh để phản đối giao đất cho Tập đoàn FLC. (Ảnh: kienthuc.net.vn) phan doi giao dat cho tap doan flc nguyen tuan ducTrước đó, theo người dân, nhiều người đã tập trung đông trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa từ thứ 6 ngày 26/2. (Ảnh: Facebook Nguyễn Tuấn Đức)

Ông Trương Duy Chông, một người dân tại đây cho biết: “Họ lấy hết đất nông nghiệp, đất rừng của chúng tôi, còn cấm không cho chúng tôi khai thác thủy sản, đánh bắt gần bờ. Sắp tới đây họ còn cải tạo hết bãi biển không cho chúng tôi neo đậu thuyền nữa mà phải chuyển ra tận cảng Hới (xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn) và vào tận xã Quảng Hùng (Quảng Xương), xa cả chục km để neo đậu, vừa trái đường, đi lại khó khăn.”

phan doi giao dat cho tap doan flc thuy linhNgười dân tập trung phản đối giao đất cho Tập đoàn FLC trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Facebook Thủy Linh)

Trao đổi với PV Báo Kiến Thức, bà Nguyễn Thị Lý, trú tại khu Trung Kỳ, phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn nói: “Bốn, năm đời cha ông chúng tôi đã truyền nối nghề chài lưới trên biển. Nhờ chúng tôi mới có du lịch Sầm Sơn ngày nay. Thế nhưng, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn đã định lấy về giao cho FLC. Họ lấy hết toàn bộ bến thuyền chúng tôi ở đây và chuyển chúng tôi đến tận bến Quảng Hùng xa cách 10 km.

Chúng tôi đánh bắt nhỏ lẻ con moi, con cá, bán tươi chỉ 4.000 đồng/kg, bán khô mới được 10.000 đồng/kg, giờ họ chuyển chúng tôi đến bến trên 10 km đi lại rất khó khăn. Nhà tôi có 2 vợ chồng đi biển, sáng chồng đi biển, vợ cũng phải theo. Rồi tôi lại phải về nhà sau đó lại đi xuống đón chồng.

Ngày bắt được nhiều khoảng 50 kg moi, ngày ít được vài kg, nếu đi đường xa như thế sẽ rất khó khăn. Chúng tôi chỉ mong chính quyền để chúng tôi 4 xã, phường khoảng 1km trong tổng 3,5 km để chúng tôi sinh sống nhưng không ai đồng ý.

Sau đó, họ thông báo không để dân mét nào, chúng tôi bức xúc kéo lên tỉnh, vừa phụ nữ, bà lão, kể cả học sinh cũng bỏ học để lên UBND tỉnh”.

Trước đó, dự án quy hoạch không gian ven biển đường Hồ Xuân Hương do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư đã khiến người dân kinh doanh ki ốt tại bãi biển Sầm Sơn lo lắng khi dự án được gửi lên UBND tỉnh vào tháng 9/2015, theo phản ánh của PV báo Lao Động.

Theo đó, đơn vị này sẽ quy hoạch lại toàn bộ bãi biển Sầm Sơn từ Vạn Chài Resort đến chân đền Độc Cước với vốn đầu tư hoàn chỉnh là trên 221 tỉ đồng.

Dự án đã gây bất ngờ cho nhiều người dân Sầm Sơn, nhất là với những hộ đang kinh doanh ki ốt trên bãi biển bởi cách đó 4 tháng, vào ngày 15/5/2015, UBND thị xã Sầm Sơn ra thông báo thu tiền xây dựng ki ốt của các hộ kinh doanh tại 2 phường/xã này với số tiền gần 5 tỉ đồng, nhiều hộ kinh doanh mới nộp tiền xây dựng ki ốt cho UBND thị xã vào tháng 6/2015 thì đến tháng 10/2015 lại phải phá dỡ để chuẩn bị mặt bằng cho dự án.

Theo bà Lường Thị Chọn (thôn Hồng Thắng, xã Quảng Cư), từ ngày có các dự án của FLC, sinh kế của người dân gặp nhiều khó khăn. Hiện, toàn xã Quảng Cư không còn mét vuông ruộng nào, nghề đánh bắt hải sản gặp khó vì hạn chế đường ra biển. Bà Chọn cho rằng: “Nay nếu lấy nốt bãi biển giao cho FLC, chúng tôi không biết làm gì để sống”.

Liên quan đến dự án, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã yêu cầu “lưu ý có giải pháp việc làm cho lực lượng lao động đang làm việc tại các ki ốt trên bãi biển Sầm Sơn”, đồng thời cũng yêu cầu FLC thực hiện quy hoạch phải đảm bảo “không ảnh hưởng đến việc tắm biển của du khách đồng thời phải quy hoạch bến đậu thuyền, bè cho các ngư dân”.

Đến nay, với việc chuyển bến neo đậu tới cảng Hới (xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn) và xã Quảng Hùng (Quảng Xương), theo lời người dân, xa cả chục km, cuộc sống của các ngư dân sẽ lại càng thêm khó khăn.

Hòa An tổng hợp

Xem thêm:

seo

About seo

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :