Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Khai trương tuyến cáp treo Fansipan – Hành trình mới đến “Nóc nhà Đông Dương”

Sáng nay (ngày 2/2), tuyến cáp treo Fansipan (Lào Cai) chính thức được khai trương, theo báo Lao Động đưa tin.

Tuyến cáp treo Fansipan được khởi công vào tháng 11/2013, do Tập đoàn Sun Group đầu tư và thực hiện với sự tư vấn, thiết kế của hãng cáp treo Doppelmayr Garaventa.

Cáp treo có độ cao 3.143m so với mức nước biển, khởi điểm từ Thung lũng Mường Hoa đến đỉnh Fansipan – “Nóc nhà Đông Dương” tại Việt Nam. Mỗi cabin của cáp treo Fansipan có sức chứa tối đa 30-35 người, công suất vận chuyển 2.000 khách/h, rút ngắn thời gian di chuyển lên đỉnh Fansipan xuống còn 15 phút. Song song với đó, du khách vẫn có thể chinh phục đỉnh Fansipan bằng đường bộ với thời gian 2 ngày.

dinh fanxipanPhong cảnh hùng vĩ trên đỉnh Fansipan. (Ảnh: fansipanvietnam.com)

Theo Tập đoàn Sun Group, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 có tổ hợp dự án là 4.400 tỷ đồng. Dự án được thiết kế với nhiều công trình phối hợp như nhà ga đi, nhà ga đến, nhà hàng, quầy lưu niệm…

Tại lễ khai trương, đại diện Kỷ lục Thế giới – Guiness World Record đã trao chứng nhận 2 kỷ lục Guiness cho cáp treo Fansipan Sa Pa là: Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới (1.410 m) và Cáp treo ba dây dài nhất thế giới (6.292,5m).

Dự án cáp treo Fansipan từ khi được khởi công vào năm 2013 đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Những người yêu du lịch, yêu thiên nhiên cho rằng, việc thực hiện dự án sẽ làm phá vỡ đi hình tượng “Nóc nhà Đông Dương” đầy kiêu hãnh của Việt Nam, đồng thời cũng làm ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên của rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn.

Trong khi đó, những ý kiến đồng tình với dự án thì cho rằng, việc xây dựng công trình này mang lại niềm vui “chinh phục” đỉnh núi cao 3.143 m cho nhiều người hơn, đặc biệt là với những người trẻ tuổi không đủ sức khỏe hay người lớn tuổi, muốn được “một lần trong đời đặt chân tới vùng đất thiêng liêng của tổ quốc”.

Mới đây, khi thấy hình ảnh “ngôi chùa” được xây dựng trên đỉnh Fansipan – “Nóc nhà Đông Dương” được chia sẻ trên Facebook, phần lớn cộng đồng mạng đã “bàng hoàng” bởi cảnh tượng đỉnh Fansipan huyền thoại đang bị “xẻ thịt” để xây dựng các công trình nhân tạo.

dinh fansipan cap treo fansipanHình ảnh được cho là ngôi chùa xây dựng trên đỉnh Fanxipan được cộng đồng mạng chia sẻ.

Bình luận về hình ảnh này, bạn An Yên cho biết: “Em sống ở Sa Pa chưa có được lâu. Mới chỉ gần 3 năm thôi. Thấy Sa Pa thay đổi nhiều quá, cá nhân em không thích sự thay đổi này… Từ cửa sổ nhà em nhìn thẳng lên đỉnh Fansipan, thấy trên đó chả biết người ta đang xây cái gì, chỉ thấy lù lù nhô ra 1 đống giữa đại ngàn Hoàng Liên… Em cũng ước được bằng đôi chân của mình leo lên đỉnh Fan, nhưng em bị tai nạn đầu gối bị chấn thương không thể leo núi đc… Lúc đầu e cũng nghĩ có cáp treo thật là thích vì sẽ có ngày em lên đc tới đỉnh Fan. Nhưng giờ em ko thích nữa bởi vì Fansipan ko còn đc như trước nữa. Bạn em hồi mấy tháng trước leo Fan 1 lần cuối cùng nó bảo là muốn lưu giữ lại hình ảnh của Fan trước khi bị tàn phá…. Cái gì cũng có giá của nó. Nhưng Fansipan của mình phải trả cái giá thế này thì em thấy hơi xót….”

Bạn Đức Quang Lương chia sẻ: “Em mới leo Fan tháng 11. Ngoài cái cảm giác chiến thắng leo đến đỉnh ra thì là cả một sự thất vọng tràn trề khi phải trèo qua những bức tường bê tông và gạch đá, giàn giáo, vôi vữa…”.

Phần lớn các ý kiến đều tỏ ra tiếc thương cho một Fanxipan hùng vĩ đang ngày càng “được hiện đại hóa”. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, đây có thể chỉ là nhà ga của cáp treo, còn việc xây chùa thuộc giai đoạn 2 của dự án, phải 2-3 năm tới mới xây dựng.

Dù sự thực như thế nào thì khu tổ hợp công trình tại Fansipan với giai đoạn đầu là dự án cáp treo lên đỉnh “Nóc nhà Đông Dương” này vẫn tiếp tục nhận được nhiều sự nuối tiếc của người dân.

Hòa An tổng hợp

Xem thêm:

seo

About seo

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :